Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Cảnh giác trước chiêu thức lừa đảo qua điện thoại

0 comments
Không chỉ riêng gì hiểm họa từ mua hàng online, chiêu thức lừa mua hàng khi bị lộ thông tin cá nhân, người dân hiện nay còn phải nơm nớp lo sợ bởi một mánh khóe lừa đảo mới cũng hết sức tinh vi, chỉ thông qua một chiếc điện thoại.

Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, tổng số tiền bị chiếm đoạt bởi phương thức này đã lên đến gần 33 tỷ đồng tại Hà Nội. Con số này đang gióng lên hồi chuông báo động về thủ đoạn khó lường của các đối tượng cũng như tâm lý nhẹ dạ, cả tin ở người dân.



Thủ đoạn đầu tiên là giả danh công an, cán bộ tòa án để dọa dẫm, bắt người dân chuyển tiền vào tài khoản. Kịch bản thường thấy là sẽ có kẻ tự xưng nhân viên bưu điện nói chuyện trước, nhắc nhở về vấn đề nợ tiền cước lâu ngày chưa trả. Khi nạn nhân từ chối thông tin trên, bọn chúng sẽ hướng dẫn bạn nối máy để trình báo với công an, viện kiểm sát, tòa án “giả”. Đây là lục vở kịch bước vào hồi gay cấn, chúng sẽ thông báo cho người bị hại rằng họ liên quan đến các vụ án nghiêm trọng, đã có lệnh bắt, yêu cầu phải kê khai tài sản, tiền mặt đang có.

Để người bị hại tin tưởng, các đối tượng sử dụng phần mềm, ứng dụng gọi điện thoại qua mạng Internet có thể hiển thị số gọi đến là số điện thoại của cơ quan công an. Sau đó, các đối tượng vừa dùng những lời lẽ đe dọa về việc người bị hại sẽ bị bắt tạm giam để điều tra, vừa nói sẽ xem xét tạo điều kiện nếu như người bị hại thành khẩn khai báo.


Điều đặc biệt là dù làm việc với cán bộ cấp cao, liên quan đến nhiều vụ trọng án nhưng hoàn toàn chỉ trao đổi qua điện thoại và phải tuyệt đối giữ bí mật. Sau khi có thông tin, chúng yêu cầu người bị hại chuyển tiền vào tài khoản để xác minh. Tâm lý lo sợ khiến không ít nạn nhân nhanh tay làm theo yêu cầu của bọ lừa đảo.

Một kịch bản khác, dựa trên việc xây dựng mối quan hệ nam nữ, chủ yếu đánh vào các phụ nữ độc thân, có nhu cầu bè bạn. Khi tìm hiểu, chúng sẽ gắn mác kẻ có điều kiện, lắm tiền hoặc người có địa vị, chức quyền, người đang làm việc tại nước ngoài. Sau đó, đối tượng thông báo muốn tặng người bị hại một số món quà có giá trị, gửi kèm cả trang web cho chúng tự lập ra để thêm phần tin tưởng. Tiếp theo, chúng giả mạo nhân viên hãng vận chuyển, hải quan, yêu cầu người bị hại chuyền tiền để nộp phí nhận hàng. Rồi lại yêu cầu chuyển thêm nhiều lần vì giá trị món quà lớn, cần có thêm tiền để chứng nhận hợp pháp cho bưu phẩm.


Phương thức thứ ba, khá “thịnh hành” trong thời gian trước đây, nhưng nay lại diễn biến phức tạp hơn nhằm tránh người bị hại nghi ngờ. Các đối tượng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là tài khoản facebook), nhắn tin nhờ bạn bè, người quen nhận tiền hộ từ nước ngoài, xin người bị hại số tài khoản, số điện thoại. Sau đó, đối tượng gửi các tin nhắn giả mạo thông báo nhận tiền, dẫn dắt người bị hại đến các website giả mạo. Các website này yêu cầu người bị hại phải nhập các thông tin tài khoản ngân hàng như ID, mật khẩu tài khoản internet banking, tên, số thẻ... Sau khi có thông tin internet banking, các đối tượng đăng nhập và chuyển tiền trong tài khoản của người bị hại đến các tài khoản của đối tượng.

Cơ quan công an khuyến cáo, khi gặp phải các trường hợp này, người dân phải bình tĩnh, không vội vàng kê khai bất kỳ thông tin cá nhân nào, nhanh chóng trình báo để cơ quan có thẩm quyền can thiệp kịp thời.


Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét